Mời các bạn vào blog của tôi:
http://dovietkhoa1.blogspot.com/
TP – Một ngôi trường ở Hà Nội đang phấn đấu đạt mục tiêu đạt chuẩn quốc gia năm nay nhưng lại thu tiền ngoài ngân sách hàng trăm triệu đồng, gây dư luận xấu. Sự việc kéo dài có thể dẫn tới phải phân xử bằng một phiên tòa.
Trường THCS Cổ Nhuế- huyện Từ Liêm- Hà Nội trong ba năm liên tục đã ra thông báo buộc HS phải nộp những khoản từ trên trời rơi xuống. Đã đóng tiền hỗ trợ Quỹ bảo vệ là 20.000 đồng/HS, các em lại bị thu thêm tiền trông xe đạp 72.000 đồng/năm/HS, tiền an ninh 10.000 đồng. Hạng mục đóng góp đầu năm 2008- 2009 của trường Cổ Nhuế ngoài những khoản thu thông thường do nhà nước quy định, lại có cả tiền học bạ lớp 6, tiền ghế ngồi lớp 6, tiền hỗ trợ điện.
Cũng trong năm học 2008- 2009, trường dạy tin học cho các em với mức thu 20.000 đồng/tháng. Học sinh Phương Linh (lớp 8C)- tường thuật trong biên bản sinh hoạt lớp ngày 15- 5- 2010: Năm học 2008- 2009 số buổi nghỉ học tin là 15 buổi, năm học 2009- 2010 nghỉ học tin 17 buổi. Hai năm học phải nghỉ tới 32 buổi tin học tương ứng 8 tháng nghỉ hoàn toàn, nghĩa là gần một năm học?! Nhưng tiền thì trường vẫn thu đủ.
Năm học 2009- 2010 xuất hiện thêm một khoản thu mới mang tên ủng hộ trường đón chuẩn quốc gia với số tiền phải nộp là 100.000 đồng/HS, bên cạnh những khoản hỗ trợ hợp đồng bảo vệ- lao công và hỗ trợ tiền điện. Các khoản thu đều có thông báo của BGH gửi giáo viên chủ nhiệm các lớp.
Ngoài ra bản thông báo hai năm học 2008- 2009 và 2009- 2010, trường còn thu thêm khoản tiền cửa sắt 35.000đồng/HS. Chưa dừng ở đó, trong năm học 2008- 2009, các em phải đóng tiền cây xanh, nhưng năm nay cỏ mọc cao quá đầu người. Vậy, trong số những nhân công hưởng thù lao từ tiền hỗ trợ lao công, bảo vệ, an ninh, ai là người chăm sóc cây xanh của các em? Những khoản thu vô lý này khiến nhiều phụ huynh bức xúc gửi đơn tới báo Tiền phong, và đề nghị Ban giám hiệu (BGH) nhà trường hoàn lại tiền.
Tập thể phụ huynh lớp 8C viết trong đơn gửi Tiền phong: “nhà trường đã thu thêm nhiều khoản ngoài ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho kinh tế, đời sống của nhân dân xã Cổ Nhuế, làm mất niềm tin của cha mẹ học sinh”. Số phụ huynh lớp 8 cũng khẳng định, họ không cam kết nộp tiền và chưa bao giờ được trường công khai các khoản thu- khoản chi từ những đồng tiền họ đóng góp. Tính ra, trường thu ngoài ngân sách mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Sau nhiều lần chất vấn của phụ huynh và sự trả lời qua quýt của nhà trường, bà Lê Thị Việt Bảo – Hiệu trưởng trường THCS Cổ Nhuế rốt cục đã phải trả lại tiền dạy tin học cho HS hồi giữa tháng 6 vừa rồi. 36 HS lớp 8C nhận lại tổng số tiền hơn 5 triệu đồng. Đại diện phía phụ huynh, luật sư Nguyễn Ngọc Nam (Hội Luật gia Việt- Đức T.Ư) nói, trả lại số tiền trên chứng tỏ trường đã thừa nhận hành vi lạm thu, và là bằng chứng quan trọng nếu sự việc kéo dài dẫn tới phải phân xử bằng một phiên tòa.
Phía phụ huynh HS vẫn tiếp tục đề nghị trường THCS Cổ Nhuế giải thích và hoàn trả những khoản tiền vô lý mà trường đã thu của con em họ trong ba năm liền.
http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/Giao-Duc/504686/Bia-khoan-thu-quay-tien-hoc-sinh-du-kieu.html
Uy Viễn
2) THPT Vân Tảo.
4)THPT LÊ QUÝ ĐÔN Hà Đông: http://dantri.com.vn/c202/s202-391211/hieu-truong-truong-thpt-le-quy-don-bi-to-nhieu-sai-pham.htm
5) THPT Phạm Hồng Thái:
http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/Giao-Duc/179348/Nhan-danh-xa-hoi-hoa-giao-duc-Loan-thu.html
http://www.tienphong.vn/Khoa-Giao/Giao-Duc/187966/Khuat-tat-nhan-hoc-sinh-chuyen-truong.html
6) Tiểu học Khả Trạc Cầu Giấy
7) Tiểu học Thị Trấn Phú Minh- Phú Xuyên
8) Tiểu học Hoàng Diệu Ba Đình:
http://www.laodong.com.vn/Home/Cac-khoan-thu-dau-nam-hoc-Loan-va-vo-ly/20099/154727.laodong
9) Tiểu học Lê Lợi Hà Đông: http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2008/10/3BA07374/
10) Trường Tiểu học Lômônôxốp, mần non Hoa Hồng,
http://tintuconline.com.vn/vn/giaoduc/420832/index.html
Tất cả đều do lãnh đạo lờ luật: http://www.tuanvietnam.net/lam-thu-tien-truong-hay-quan-ly-giao-duc-lo-luat
11) Trường mần non ánh sao- quận Cầu Giấy:
http://www.baomoi.com/Info/Thu-them-tien-ho-tro-giao-duc-de-lap-quy-den/59/3809124.epi
“Nếu xảy ra trường hợp phụ huynh tát giáo viên trong trường tôi, là tôi đuổi học em học sinh đó ngay. Thái độ phụ huynh như thế là quá coi thường nhà giáo, một hình ảnh phản giáo dục”
Phụ huynh sai, gv sai thì phải dùng pháp luật để giải quyết. Sao PGS lại dùng cách cực đoan như thế để giải quyết vấn đề? Đứa trẻ lớp 2 có tội tình gì mà lỡ đuổi học nó?
2)Phản ứng với phát biểu của PGS, một hs chia sẻ chuyện của mình: Có người nói tôi sẽ bị đuổi học vì bố lỡ đánh cô giáo. Có người nói tôi sẽ bị hạnh kiểm yếu vì gia đình “vô văn hóa”.
Sau hai ngày hội đồng kỷ luật họp, tôi “trắng án”, bố mẹ tôi vẫn được cô giáo xin lỗi vì hành vi “khinh miệt” văn hóa của phụ huynh. Tôi không bị đuổi học mà trái lại vẫn dự thi tốt nghiệp bình thường. Với học lực vốn có và hạnh kiểm luôn tốt. Tôi tốt nghiệp cấp III với bằng giỏi
3) Tại trường THPT Vân Tảo. Ngày khai giảng 04/09/2009. Trời nóng, HS Lê Thanh Tùng lớp 10A4 vặn vòi nước máy rồi vỗ nước lên mặt. Thầy T túm ngực Tùng rồi lôi vào phòng khách, chốt cửa lại đấm đá hs. Tội dùng nước lọc rửa mặt.
Thầy B chạy tới đập cửa yêu cầu gv T mở cửa thì hs mới thoát khỏi trận đòn.
Nhà trường họp. Người ta xúm vào đe dọa thầy B và tuyên bố “Tôi kết thầy T làm đệ tử xem đứa nào làm gì được thày”
Em Tùng có mẹ là gv của trường. Không chấp nhận được sự việc, mẹ em gửi đơn lên sở GD ĐT HN. Sở im lặng. Em Tùng buộc phải chuyển trường. Sau đó mẹ em cũng bị trù úm tơi tả.
4) Ngày 04/05/2010, giờ học nhưng gv không dạy, đã là tiết 5. Hai anh em sinh đôi Tuấn Anh và Quốc Vượng cùng học lớp 12A2 xin về không được gv chấp thuận. Cả hai bèn chạy về. Sáng hôm sau, cả hai nhận được quyết định đuổi học của hiệu trưởng mà chưa có bất kỳ cuộc họp nào.
Phụ huynh 2 em giải thích rằng mẹ cháu bị ngất vì suy tim, tôi gọi cháu về cấp cứu mẹ. Nhưng nhà trường không tiếp thu. Phụ huynh này hẹn nhiều lần, hiệu trưởng đều tránh gặp. Phụ huynh bèn đến cổng trường lôi cô chủ nhiệm lớp 12A2 và hiệu trưởng ra chửi rất tục trước mặt nhiều gv và hs. Chửi kéo dài nửa tháng. Sau đó họ gửi đơn lên giám đốc sở Nguyễn Hữu Độ. Đơn cũng không được giải quyết.
5) Trước cuộc họp phụ huynh hs ngày 11/01/2010, hiệu trưởng trường Vân Tảo nói: “Đỗ Việt Khoa đã lôi kéo 5 gv trường này ủng hộ nó. Tôi sẽ diệt tận gốc những gv này”. Có băng ghi âm, tôi đã chuyển lên các cấp như huyện uỷ, thành ủy, giám đốc sở, bộ GD…nhưng tất cả tiếp tục im lặng.
Rất nhiều chuyện đầu gấu xã hội đen khác đã và đang diễn ra trong trường THPT Vân Tảo.
Chánh thanh tra sở GD ĐT HN Nguyễn Đức Vui sau đó vẫn tuyên bố trên báo ANTG: Trường Vân Tảo có kỷ cương nghiêm túc. Không tin đến mà xem.
VÂNG. KHÔNG TIN ĐẾN MÀ XEM.
![]() |
Dù có đầy đủ chứng cớ thì lãnh đạo sở GD ĐT Hà Nội cũng bảo vệ sai phạm hoặc làm ngơ để mặc cho vấn nạn này tiếp tục tồn tại.
Số tiền thu từ dạy thêm học thêm của giáo viên rất lớn, mặc nhiên nằm ngoài mọi sự kiểm soát tài chính, không phải nộp thuế.
3) Chuyện học và thi nghề phổ thông:
Từ ý tưởng tốt đẹp ban đầu của việc dạy nghề, hiện nay học nghề chỉ còn 1 mục đích: Học để được cộng điểm ưu tiên 1-2 điểm vào điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc thi vào lớp 10.
Hiệu quả việc học rất nhỏ mà sự lãng phí thì rất to lớn. Quanh đi quẩn lại học sinh cả nước chỉ có 3 nghề để học: Làm vườn, điện, tin học. Đa số chọn học nghề vươn hoặc điện. Nghề tin học nghe oai thế nhưng cũng chỉ dạy qua quýt, hiếm khi được thực hành trên máy tính, và chỉ là học soạn thảo văn bản, thứ mà giáo trình môn tin học chính khóa có dạy. Người dạy nghề phần lớn là chưa bao giờ làm cái nghề đó hoặc chỉ là kiêm nhiệm, thuê mướn. Tôi cũng đã từng bị phân công kiêm thêm dạy vài lớp nghề và đi coi thi, chấm thi nghề rồi nên thất vọng về chuyện dạy – học nghề này từ ngay buổi đầu tiên.
Tại trường tôi, học sinh bị ép buộc phải học nghề – trái với quy định của Bộ.
Không biết đến bao giờ Bộ giáo dục mới chịu loại bỏ sự lãng phí này.
Báo chí nói mãi về chuyện học nghề rồi cũng phát chán vì Bộ hoàn toàn làm ngơ.
Tạm viết thế. Tôi sẽ viết tiếp những vấn nạn khác như:
4) Tệ nạn đi thầy, vòi vĩnh người học.
5) Lãng phí về nội dung, chương trình, sách giáo khoa
6) Lãng phí trong xây dựng trường lớp.
7) Lãng phí trong việc cung ứng tài liệu thiết bị giáo dục.
8) Một nền giáo dục ngày càng nhiều dối trá.
Tôi xin mãi mới được số di động của thầy Nguyễn Thượng Long và alo. Thầy bảo: Án chả cần tuyên cũng biết được trước: Cứ là 7 năm trở lên nhá…. Nó cứ làm thế đấy. Cứ đợi xem.
Clip trên youtube về quang cảnh các khu phố cận kề tòa án.
Tìm không ra chỗ gửi xe, phải ra tận Cửa Nam, mới gửi được. Đứng tại 58 Quán Sứ nhìn sang Hai Bà Trưng thấy cảnh công an ngăn không cho bất kỳ người nào tiếp cận toà nhà 43 Hai Bà- Trụ sở toà. Hai bên đường đầy an ninh và những ai đó có chức trách. Họ ngó tôi chằm chằm. Hình như họ nhận ra tôi là ai. Bà Beo Thu Hồng còn nhận ra tôi nữa là họ.Tôi cứ đến thẳng cửa Toà án. Cửa đóng kín mít. Trước cửa là đội ngũ an ninh rất đông. Ngay cửa chính là nhà đài Truyền Hình với cái chảo parabol to đùng. Tôi hỏi bảo vệ- Vào đươc không anh ơi? – Không.
Mấy chiến sĩ an ninh đi tới. Tôi kệ, quay ra chỗ họ để xe và đứng nhìn họ tụ tập. Trên phố lực lượng an ninh, đội cảnh sát cơ động ăn mặc rằn ri rất đông ngồi, nằm trên đủ các loại xe đặc chủng. Lạ mắt nhất là cửa tòa có 3 cái xe bus màu đỏ lạ mắt, phía trong toàn là công an. Có cả xe vòi rồng hay cứu hỏa gì đó.
Tại đầu ngã năm Quán Sứ Ngô Thì Nhậm thấy nhiều người già và trung tuổi. Một số chị nhà tận Tuyên Quang cũng xuống xem. Một chị phụ nữ khác lại gần hỏi:
– Có phải thầy K không? Phải. Chị là ai?
– Em là vợ anh Phạm Văn Trội? – À, thế cô đi 1 mình à?
– Vâng. (Chỉ vào 1 người phụ nữ ngoài 60, rất phúc hậu, nói giọng Sài Gòn)- và đây là mẹ cô Lê T Công Nhân?
– Chào cô ạ. Thế thôi mời cô và em đi ra ngõ Lý Thường Kiệt uống nước chứ đứng đây không xem được gì đâu.
Chúng tôi kéo nhau đi vào quán nước gần đó ngồi. Liên tục 2 đ/c an ninh đến ngó, nghe và đi ra đi vào. Chúng tôi kệ. Bất chợt di động tôi reo. Thì ra lãnh đạo bên ngành GD HN. Họ alo nhiều lần liền bảo rằng an ninh họ cho biết thầy K đang ở đó, không có lợi đâu, về ngay. Rõ khổ, đi xem toà xử công khai mà cũng không yên thế này.
Hai người phụ nữ cho biết: Lúc sáng, công an túm ngực lôi tuột ông LS Lê Quốc Quân, bác sĩ Phạm Hồng Sơn và rất nhiều người lên xe đi đâu mất ấy. Có nhiều người chụp được cảnh ấy.
Lúc sau 2 người phụ nữ chia tay, tôi quên mất không hỏi họ tên của 2 người.
Đi ra lấy xe đã thấy tin trên mạng về kết quả xử án chóng vánh mà mình ấm ức cứ như bị tù oan.
Một phiên toà xử công khai, được dư luận quốc tế và đông đảo người dân quan tâm mà bị dư luận chỉ trích là xử qua loa bịt miệng cả luật sư lẫn bị cáo, chánh án thì ngang nhiên vi phạm pháp luật. Trên các đài báo blog, đầy những tin xấu về phiên tòa. Đài THVN có 1 bản tin ngắn một mẩu gọi là có. Thấy Cù H.Hà Vũ bị khóa hai tay ngay từ đầu dù tòa chưa tuyên án.
Trước bao nhiêu là nhà báo và quan sát viên ngoại quốc mà xử thế thì ông chánh án kia đáng tội tày trời: Bởi ông chứng minh cho dư luận quốc tế biết là tòa đếch cần luật pháp hay cái điều 214 luật tố tụng hình sự.
Thay vì ông chứng minh cho họ thấy toà án nhà nước Việt Nam XHCN là rất công bằng, dân chủ, công khai minh bạch thì ông lại đi chứng minh điều ngược lại. Toà đang buộc họ Cù tội xuyên tạc, bôi nhọ đất nước thì thông qua kiểu xử án có một không hai, toà đã chứng minh ngược giúp cho thiên hạ thấy họ Cù kia nói đúng.
Thể hiện quan điểm riêng trên báo chí mà cũng bị tù tội, không lẽ thể hiện với vợ hay là lầm bầm 1 mình à? – Anh bạn tiến sĩ của tôi hỏi thế.
Biết Cù Huy Hà Vũ trả lời phỏng vấn nước ngoài từ lâu mà các cấp im lặng, không ngăn chặn mà đợi đến đại hội Đảng mới bắt Vũ rồi quy tội tuyên truyền chống đất nước trong thời gian dài làm tình tiết tăng nặng.
Chóng vánh tuyên án, cái án thật nặng rồi cũng chóng vánh giải tán.
Xử kiểu gì vậy?
Vì ông toà này mà trên mạng bàn dân thiên hạ bức xúc nheo nhéo chửi, chửi lây cả sang người trên trên nữa. Rồi thì phản ứng của các đại sứ, các tổ chức liên hợp quốc về phiên tòa này.
Tôi giả sử mà toà mượn sân bóng Mỹ Đình, bắc loa đài, màn hình khủng, cho tất mọi người vào mà xem mặt cái thằng gan to tựa trời dám kiện cả thủ tướng, rồi trương lên từng chứng cứ buộc cho hắn hết cãi. Lúc đó tuyên án thì dân chúng biết đâu sẽ vỗ tay rào rào tán thưởng khen toà nghiêm minh. Tính giáo dục sẽ rất cao.
Nhưng hỡi ôi, chủ toạ lại làm ngược lại, nên thua ngay anh Cù H.H.Vũ hai tay bị còng dưới kia. Kết thúc phiên tòa là không làm cho người dân tâm phục khẩu phục.
Kết thúc phiên toà, khắp nơi thấy người người gọi Cù Huy Hà Vũ là anh hùng.
Một phiên tòa như thể nói: Quyền tao, tao xử thế đấy, làm gì được tao?
Biết đâu sau phiên tòa này sẽ xuất hiện nhiều phiên tòa trơ tráo láo liêng khác.
Một phiên tòa làm mất thể diện quốc gia.
—————————
Tôi vốn không đặc biệt hâm mộ ông Cù Huy Hà Vũ. Những lý lẽ ông đưa ra tôi cũng không thấy có tính thuyết phục đặc biệt. Nhưng với những gì xảy ra gần đây, ông thể hiện mình như một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình. Những nhân vật huyền thoại này đã làm mọi thứ để được đối mặt với số phận, để hoàn thành sứ mệnh của mình trong cuộc đời này.
Đối diện với ông Vũ là những người bắt ông bằng hai bao cao su đã qua sử dụng, là phiên tòa nửa công khai, nửa bí mật xảy ra ngày hôm qua và là ông quan tòa từ chối thực hiện thủ tục tố tụng để tránh tranh luận về nội dung những bài viết, chứng cớ về những việc được cho là vi phạm pháp luật của ông Vũ. Có cố tình làm mất thể diện quốc gia, chắc cũng khó mà làm hơn mấy ông bà này. Nghĩ mãi tôi cũng chỉ tìm ra hai cách lý giải. Khả năng thứ nhất là họ muốn làm nhanh cho xong việc. Trong trường hơp này, họ rất xứng đáng được truy cứu trách nhiệm. Khả năng thứ hai là ông quan tòa sợ phải đối mặt với những lý lẽ của ông Vũ. Trong trương hợp này, rất nên tạo điều kiện cho ông ta chuyển sang công tác khác, phù hợp hơn. Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.
Hồi 1986 chúng tôi mới vào ĐH năm nhất, có chuyện: Ở khoa Sử có ai đó viết bài cho rằng chiến tranh 2 miền Nam Bắc thực chất là nồi da xáo thịt của anh em một nhà. Sau đó trưởng khoa này bị cách chức. Tôi thấy ghét luôn cái đứa viết láo viết lếu kia. Ghét thật lòng.
Từ đó đến nay, liên tục có tin bọn phản động chống phá chỗ này, xuyên tạc chỗ kia…nghe thế tôi nhất trí hết rằng phải bắt lũ ấy bỏ tù tất….Nhiều người bây giờ vẫn nghĩ vậy.
Lợi dụng tâm lý này của người dân, người ta hay gán ghép cho những kẻ không ưa bằng 2 chữ: Phản động. Cá nhân tôi đã từng bị viên hiệu trưởng và tay chân ông ta gán cho là phản động.
Câu chuyện Cù Huy Hà Vũ vừa qua khiến tôi chợt nghĩ : Bọn phản động kia là ai? Sao chúng ngày càng nhiều? Mà toàn là luật sư, trí thức vậy?
Nhờ Internet, đọc nhiều và cuối cùng tôi cũng ngẫm ra cái sự thật.
1) Sau ngày 30-4-1975, nếu chính quyền biết thực hiện hòa hợp dân tộc 1 cách thực tâm, thì chắc chắn không có chuyện 3 triệu người bỏ tổ quốc ra đi. Hàng chục ngàn binh lính của chính quyền cũ bị đi học tập cải tạo (hay là đi tù?) có cần thiết không? Nhiều người trong đó là nguồn nhân lực kỹ thuật cao. Đến nay, những người đó hỏi có mấy phần hối hận vì đã ra đi, đã chống cộng?
Rất đông trong số này bị gọi là ” bọn phản động”. Mà “bọn phản động” này có lực lượng thật là hùng hậu, có tiền, có trình độ nhưng lại không hề có ý định thỏa hiệp.
Đó là “Bọn phản động” cũ.
Chiến tranh đã đi qua 36 năm, nhưng sự chia cắt lòng người vẫn rất sâu. Cứ hỏi đến những người đó là họ chửi cộng sản, chửi chính quyền. Cá nhân tôi 1 lần được mời lên diễn đàn Pantalk, vừa mở lời được mấy cây cũng bị họ gọi là ” thằng CS bị nhồi sọ” khiến phải bỏ chạy không dám trở lại diễn đàn nữa.
Người ta đã đem chuyện này ra so sánh với sự sát nhập Đông Đức- Tây Đức, hay chiến tranh Nam Bắc Hoa Kỳ để phê phán tư duy của những người có trách nhiệm. Liệu lãnh đạo nào của VN hiện nay dám lên tiếng, dám hành động để xóa bỏ lòng hận thù của lực lượng đó?
2) Từ sau 1975, liên tục có các vụ bắt bỏ tù những người có tư tưởng chống đối, đòi dân chủ nhân quyền…Vài năm nay đa số bị bỏ tù là luật sư, trí thức, phóng viên, linh mục… nay sắp tới đây là Ls Cù Huy Hà Vũ. Đó là “Bọn phản động” mới.
Tôi quan tâm tới anh Vũ vì sau vụ tiêu cực thi cử 2006 anh mời tôi tới thăm và biết anh là con của nhà thơ-Bộ trưởng Cù Huy Cận. Có ý kiến cho rằng: Nếu xét theo tình hình VN hiện nay bảo anh Vũ vi phạm cũng được mà không cũng được. Đúng sai phải đợi 15-20 năm nữa (như ý kiến Ls Trần Đình Triển).
Vậy thì tại sao người ta không dừng lại cái việc bỏ tù Cù Huy Hà Vũ và những cá nhân tương tự để rồi lịch sử 20 năm nữa sẽ phán xét lại? Liệu nhà tù có cải tạo nổi tư tưởng của họ không hay là sau khi ra tù, họ càng cứng rắn hơn trở thành “bọn phản động” đúng nghĩa, sẵn sàng đi tiên phong trong cách mạng Hoa Nhài mà họ đang cổ vũ khắp các trang mạng hiện nay?
Vừa qua tôi tình cờ đọc được tin “Người tù lâu năm nhất thế giới Trần Văn Thiêng mãn hạn tù” thì muốn hỏi ông Thiêng và những người như ông rằng ra tù rồi các ông sẽ từ bỏ tư tưởng chống đối hay là lại chống mạnh hơn?
3)
Quan tham nhũng, bọn ngụy Cộng sản được người ta gọi là giặc nội xâm. Đây mới thực sự là bọn nguy hại hơn bất cứ bọn phản động nào. Chúng nằm ngay trong bộ máy chính quyền, phá từ trong phá ra, phá từ trên xuống. Chúng phá hoại kinh tế, phá hoại niềm tin của nhân dân vào chính quyền, làm mọt rỗng, làm thối nát chính quyền. Chính bọn chúng sẽ làm sụp đổ chính quyền vô cùng nhanh chóng.
Rất nhiều người bất bình, bức xúc với các tệ nạn xã hội, tin tưởng ở lời kêu gọi chống tham nhũng từ chính quyền nên đã đấu tranh với tham nhũng, bất công. Nông dân thì đòi đất đai.
Ông nông dân này đã gửi trên 2345 lá đơn tới các cấp, nhưng không hề có trả lời của bất cứ cấp nào. Ông ta liệu còn niềm tin vào Đảng , vào chính quyền không?(Tư liệu do cụ Lê Hiền Đức cung cấp)
Một kỷ lục Guiness chưa được ghi ở VN: Hoá đơn bưu điện gửi tố cáo nối dài hàng chục mét.
Họ đơn thư khắp nơi mãi không được giải quyết. Báo chí thì đưa tin: Người chống tham nhũng đều bị trù dập. Chuyện này không lạ khi bản thân tôi cũng đã từng kiên trì nhiều năm gửi hàng chục đơn tố cáo tham nhũng tiêu cực mà không hề được bất cứ cấp nào giải quyết, trái lại còn bị 1 số báo cấu kết với lãnh đạo quay ra hãm hại và bảo vệ bọn tham nhũng sai phạm. Quốc hội thì báo cáo rằng hơn 90% đơn thư tố cáo của dân không được giải quyết, chất thành kho.
Tôi đến thăm cụ bà Lê Hiền Đức- người đạt giải Liêm chính quốc tế duy nhất của VN- tại 7/56 Pháo đài Láng HN, thấy hàng trăm bộ hồ sơ tố cáo tham nhũng tiêu cực chất đầy các tủ. Cụ đã 82 tuổi nhưng hàng ngày vẫn phải đi gõ cửa chính quyền yêu cầu họ giải quyết việc tố cáo cho dân. Cụ cho tôi xem nhiều hồ sơ tố cáo, trong đó có các vụ mà trách nhiệm giải quyết thuộc Sở giáo dục và UBND Hà Nội: Giống y như vụ của tôi, các tố cáo không hề được giải quyết. Việc bảo kê cho lãnh đạo sai phạm rất là công khai trắng trợn. Cụ cho biết: Chúng nó (quan chức) đều trốn cụ cả, chúng nó đá đi đá lại như đá bóng mà không giải quyết. Chúng thối nát lắm rồi.
Những công dân khác khi đọc báo chí về các vụ tiêu cực, bao che tham nhũng, bảo kê sai phạm là họ rất bức xúc. Từ đó ngày càng nhiều người mất niềm tin vào lãnh đạo, rất có thể sẽ quay sang chống đối đòi thay đổi.
Đó là “Bọn phản động” tiềm tàng ngay trong dân ngày càng nhiều là do vậy đấy.
Nếu đọc các phản hồi từ 1 bài trên diễn đàn BBC chẳng hạn thì sẽ giật mình thấy phản hồi của phe lề trái áp đảo tuyệt đối, phe lề phải thì lẻ loi.
Bệnh giả dối, hình thức, tham nhũng lãng phí hoành hành khắp nơi. Hàng chục năm nay trong ngành giáo dục vẫn duy trì cái trò giả dối: học- thi nghề phổ thông. Bệnh lạm thu trong nhà trường thực chất là tham nhũng và tình trạng ép buộc học sinh học thêm ngày càng tràn lan. Thi cử thì tiếp tục gian lận. Bầu cử các cấp mãi vẫn như diễn văn nghệ. Lãnh đạo thì yếu kém mọi mặt vì thực quyền không có hay không dám dùng quyền. Vị nào cũng giống nhau ở chỗ giỏi làm ngơ, xa dân, khó gặp và rất giàu. Thế thì làm sao bảo người dân tin tưởng được vào họ? Không tìm đâu ra người nào trong hàng ngũ lãnh đạo đủ khả năng thay đổi tình hình, tiến hành cải cách. Trong khi đó người láng giềng lớn phía bắc phát triển ào ạt, nguy cơ bị họ nuốt chửng ngày càng lớn.
“Bọn phản động” cũ, “Bọn phản động” mới, “Bọn phản động” tiền tàng ngày càng nhiều là như vậy đó.
Phải làm gì để giảm bớt số lượng bọn họ? Bắt bỏ tù thì hạ sách, bắt sao hết, chỉ chứng tỏ anh bịt miệng người ta và tác dụng ngược khiến họ nhiều lên. Tốt nhất là hãy thành thực với nhân dân.
Có thực mới vực được đạo. Khi mà lời nói và việc làm của quan chức là thật lòng, là vì dân vì nước, là hòa hợp dân tộc, là kiên quyết chống tham nhũng tiêu cực, là bảo vệ cái đúng, bài trừ cái sai, là công bằng, dân chủ văn minh thực sự thì tự người dân sẽ tin tưởng ủng hộ, phản động sẽ tự tiêu. Khi mà toàn là giả dối, tham lam bán nước hại dân thì̀ người ta sẽ chống đối ngày càng nhiều. Lúc đó “Bọn phản động” đông đảo quá mà làm cách mạng như ởTuynidi hay Ai cập thì nguy to.